GÓC CHUYÊN GIA

MỤN NƯỚC Ở BÀN CHÂN DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Mụn nước là một trong những dấu hiệu thường thấy ở một hoặc cả hai bàn chân. Chúng được hình thành bởi sự bóc tách tế bào dưới da hoặc thượng bì. Điều này gây ra bởi chấn thương, nhiễm trùng hoặc phản ứng miễn dịch với yếu tố ngoại sinh hoặc tự miễn. Các mụn nước có thể chứa đầy các dịch lỏng trong suốt hoặc máu, dịch mủ.

Có thể phân loại thành các dạng mụn nước sau đây:

1- Friction blisters : Mụn nước do ma sát
Loại mụn nước này ở gan bàn chân và ngón chân được hình thành bởi lực ma sát hoặc sự cọ xát lâu dài. Chúng hinh thành trong điều kiện ẩm ướt và nóng.

2- Friction blisters – the child has epidermolysis bullosa: Ly thượng bì bọng nước

Ly thượng bì bọng nước mắc phải là bệnh lí tự miễn, hiếm gặp, chiếm 5% trong các bệnh lí bọng nước. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi trưởng thành, đặc trưng là bọng nước dưới thượng bì, có hình thành sẹo và milia. Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó các báo cáo cho thấy rằng trên những người mắc ly thượng bì bọng nước mắc phải có nguy cơ cao mắc các bệnh lí ung thư, bệnh lí viêm đại trực tràng, bệnh tuyến giáp, bệnh amyloid…..

3- Tinea pedis: Bệnh nấm da chân
Các mụn nước cạnh bàn chân có thể do nhiễm trùng da thường là Trichophyton interdigitale. Bàn chân là vị trí hay gặp nhất của nhiễm nấm. Hầu hết dân số đều từng bị nhiễm nấm hoặc biểu hiện lâm sàng của nhiễm nấm da bàn chân. Bệnh hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em và mức độ nhiễm nấm da bàn chân ở nam và nữ thường tương đương nhau. Do bàn chân không có tuyến bã và môi trường ẩm nên khi sử dụng giày là điều kiện thuận lợi nhất dễ bị nấm da bàn chân.

4- Pompholyx: Tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa tiếng Anh gọi là Pompholyx, một thể đặc biệt của bệnh chàm, là tình trạng đặc trưng bởi viêm da mụn nước ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân trên bệnh nhân thường có cơ địa dị ứng. Bệnh tổ đỉa xuất hiện lặp đi lặp lại có thể gây ra những vết nứt và dày da.

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh tổ đỉa đến nay vẫn chưa được nghiên cứu tìm ra rõ ràng nhưng một số điều kiện được cho là gây ra bệnh như sau:

– Mồ hôi quá nhiều được cho là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa trong trường hợp người bệnh bị căng thẳng, đây là yếu tố nguy cơ tiềm tàng

– Tiếp xúc với các chất và thức ăn có tính kích thích như đồ uống có cồn, thức ăn có hàm lượng nikel và caffein cao, cá sản phẩm từ sữa như socola, đậu nành, bơ, phomat,…và các nguyên nhân gây kích thích như ánh sáng mặt trời, bụi bẩn, hóa chất, xà phòng, nước hoa, thuốc khử mùi,.. cũng được cho là nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh và làm cho bệnh thêm trầm trọng.

– Điều kiện ẩm ướt và cơ địa dị ứng ở những người bị viêm da tiết bã cũng là một nguyên nhân gây bùng phát bệnh

– Các vấn đề về miễn dịch như viêm đại tràng loét, bệnh viêm đường tiêu hoá, và bệnh Crohn cũng được biết đến làm trầm trọng thêm bệnh tổ đỉa

– Một nguyên nhân gây tổ đỉa nữa là việc lạm dụng các loại thuốc Tây có tác dụng phụ như gây dị ứng, làm rối loạn quá trình sinh sản tế bào da, từ đó gây ra các bệnh về da như tổ đỉa, một loại thuốc bạn cần phải cảnh giác là corticoid, khi sử dụng đường uống hay bôi tại chỗ, nếu không sử dụng đúng cách đều có thể dẫn đến những biến chứng trên da trong đó có tổ đỉa.

5- Palmo-plantar pustulosis: Mụn mủ gan bàn tay, bàn chân

Palmoplantar pustulosis (PPP) là một tình trạng viêm mạn tính được đặc trưng bởi xuất hiện các mụn mủ vô khuẩn ở lòng bàn tay và lòng bàn chân tiến triển từng đợt theo thời gian. Ban đỏ, vảy vàng nâu và bong da có thể xuất hiện sau giai đoạn mụn mủ.

Cơ chế bệnh sinh của PPP hiện nay chưa rõ ràng. Một số cơ chế được tìm ra, bào gồm:

Bất thường tuyến mồ hôi có liên quan tới bệnh. Số lượng tế bào Langerhans tăng lên đã được phát hiện xung quanh ống dẫn mồ hôi trên da
Các yếu tố hóa học cụ thể có thể góp phần vào sự phát triển hoặc lan truyền của quá trình viêm trong PPP:
Có biểu hiện tăng IL8 và các cytokine liên quan đến IL-17
Nồng độ trong huyết thanh của yếu tố hoại tử khối u (TNF-alpha), IL-17, IL-22 và IFN-gamma trong huyết thanh đã được phát hiện ở bệnh nhân mắc bệnh PPP
Các yếu tố môi trường: hút thuốc, căng thẳng, nhiễm trùng và một số thuốc, dị ứng kim loại có thể góp phần vào sự phát triển hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh PPP.
Di truyền học – Mặc dù PPP dường như không liên quan đến locus PSORS1 của bệnh vảy nến, các yếu tố di truyền khác đối với cả hai bệnh có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh. Những phát hiện của một nghiên cứu trên 43 bệnh nhân mắc chứng PPP và 149 đối chứng khỏe mạnh cho thấy các biến thể của gen IL19, IL20 và IL24 có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc cả bệnh vảy nến và bệnh PPP.

Biểu hiện ở da: mụn mủ vô khuẩn 1-10 mm, giới hạn rõ, có thể tập trung thành đám ở vùng lòng bàn tay, bàn chân. Sau vài ngày, tổn thương mụn mủ biến mất để lạnh dát vảy màu nâu, tăng sừng. Xung quanh mụn mủ thường có dát đỏ, da sừng hóa và bong vảy.

6-Acute bacterid: Ban vi khuẩn cấp tính

Xuất hiện với đợt cấp tính ở bàn tay và bàn chân. Thường do nhiễm trùng tại chỗ.

7- Acute contact allergic dermatitis: Viêm da dị ứng tiếp xúc cấp tính

Bệnh nhân này tiến triển với bóng nước ở một bên bàn chân. Do dị ứng Neomycin trong loại kem cô bôi lên vùng vết thương nhỏ. Phản ứng dị ứng mạnh nhất thường do thực vật và thuốc. Trong một số trường hợp là dị ứng với yếu tố quang hóa. Tức dị ứng sau khi tiếp xúc với tia cực tím. Một số tác nhân gây ra quang hóa mạnh gồm hắc ín, thực vật và dầu chứa furocoumarins, và thuốc như sulphonamides, tetracyclines, phenothiazides và NSAIDs.

8-Bullous pemphigoid
Đây là một bệnh miễn dịch thường xảy ra ở người lớn tuổi. Những bóng nước to mọc trên bề mặt da thường hoặc kèm eczema hoặc mảng ban khu trú. Chúng ít khi mọc ở bàn chân nhưng thường ở vùng nếp gấp.

9- Stevens Johnson syndrome: Hội chứng Stevens Johnson

SJS, TEN, và hội chứng chồng chéo SJS/TEN, không rõ nguyên nhân, được đặc trưng bằng các tổn thương da và niêm mạc tróc vẩy. Các trường hợp có tổn thương biểu mô < 10% diện tích da thì được xếp vào SJS; ≥ 30% diện tích da thì được xếp vào TEN; các trường hợp có tổn thương chiếm 10 – 30% diện tích da thì được xếp vào hội chứng chồng chéo SJS/TEN

10-Cutaneous larva migrans: Ấu trùng da

Phần lớn ấu trùng da là bệnh nhân vùng nhiệt đới hoặc du lịch vùng nhiệt đới, nguyên nhân gây ra do ấu trùng giun móc chó hoặc mèo (Ancylostoma brasiliense). Những ấu trùng này gây ra những vết ngoằn ngoèo trên da.

11-Pemphigus foliaceus: Pemphigus Tróc

Có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, tổn thương miệng ít gặp, bệnh thường bắt đầu ở mặt có hình cánh bướm hoặc xuất hiện ban đầu, ngực lưng bụng, rồi lan rộng toàn thân, tổn thương là bọng nước nhưng rất nhẽo và nông nên rất dễ vỡ nên thường biểu hiện bằng đỏ da róc vảy, các mảng đỏ trợt, phủ vẩy tiết. Đây là một dạng bề mặt, nông của pemphigus có hiện tượng tiêu gai ở lớp hạt của biểu bì, có tự kháng thể IgG và C3 ở biểu bì và lớp hạt.

Tổn thương lan ra toàn thân thành đỏ da róc vẩy toàn thân , có thể gây rụng tóc, hỏng móng tiến triển lâu dài 2 – 3 năm hoặc lâu hơn nữa có các đợt bệnh thuyên giảm tạm thời , toàn trạng khá hơn Pemphigus vulgaris nhưng về sau yếu dần, suy kiệt hoặc có bệnh phối hợp như viêm phổi, hồng cầu giảm dần, bạch cầu ái toan tăng ít. Có rối loạn chuyển hoá nước , muối, đạm.

Nguồn tham khảo và dịch từ internet bởi Bác sĩ Mạnh Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image