Bí Quyết

Rối loạn sắc tố da: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và phân loại

 Hiện nay, có rất nhiều các bệnh da liễu gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sắc đẹp của chị em phụ nữ. Một trong số đó là tình trạng rối loạn sắc tố da. Đây là một bệnh lí về da khá phổ biến. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ và khiến chị em tự ti. Ở bài viết này hãy cùng Diệu Thành tìm hiểu về rối loạn sắc tố da, các dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân

Rối loạn sắc tố da là gì?

Sắc tố melanin là yếu tố quyết định màu sắc của da. Sắc tố này được tạo ra bởi tế bào melanocyte – tìm thấy ở lớp trên cùng của da. Tất cả mọi người có số lượng tế bào melanocyte là gần như nhau. Tuy nhiên, lượng melanin mà tế bào này tạo ra ở mỗi người là khác nhau. Khi cơ thể tạo ra càng nhiều melanin thì làn da càng sẫm màu hơn.

Rối loạn sắc tố da là tình trạng tăng hoặc giảm sắc tố trên da một cách bất thường. Điều này dẫn đến việc da xuất hiện các đốm nâu, mảng nám, sạm hay các mảng trắng một cách loang lổ.

Hai dạng rối loạn sắc tố da phổ biến:

Tăng sắc tố da

Tăng sắc tố da hình thành do lượng melanin tăng quá mức tại một vùng nhất định. Tăng sắc tố da được biểu hiện bởi sự xuất hiện của các đốm sẫm màu mọc riêng rẽ hoặc thành từng vùng trên da gây mất thẩm mỹ. Các đốm sẫm màu này xuất hiện với mật độ nhạt – đậm, dày – mỏng hoặc to – nhỏ tùy theo mức độ bệnh lý. Tình trạng này được thấy rõ rệt nhất tại các vùng da như mặt, cánh tay, cổ…

Tăng sắc tố trên da được biết đến với các biểu hiện là sạm da, nám da, tàn nhang, đồi mồi, tăng sắc tố da sau viêm…

  • Nám da
  • Tàn nhang
  • Đồi mồi
  • Tăng sắc tố sau viêm

Giảm sắc tố da

Ngược lại với tình trạng tăng sắc tố da là giảm sắc tố da. Nguyên nhân là do sự sụt giảm lượng melanin khiến các vùng da này có màu nhạt hơn hoặc mất màu so với vùng da xung quanh. Giảm sắc tố trên da có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như bạch tạng hay bạch biến .

  • Bạch tạng
  • Bạch biến

Bị rối loạn sắc tố da có nguy hiểm không?

Hầu hết rối loạn sắc tố da không nguy hiểm, không gây hại đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chúng sẽ gây mất thẩm mỹ và sẽ khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi đối diện với người khác. Các vùng da bị rối loạn sắc tố cần một thời gian để trở lại như cũ, nhưng một số trường hợp nếu không can thiệp sẽ ngày càng nặng hơn và có thể bị đổi màu da vĩnh viễn.

Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da, bạn nên sớm áp dụng các biện pháp điều trị rối loạn sắc tố da.

Nguyên nhân gây rối loạn sắc tố da

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn sắc tố da, và có thể phân loại như sau:

Nguyên nhân gây tăng sắc tố da

  • Ánh nắng mặt trời: Việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng sắc tố da. Bởi trong ánh nắng mặt trời có chứa các tia UV tác động trực tiếp lên da, kích thích sản sinh các sắc tố melanin
  • Da bị tổn thương (tăng sắc tố sau viêm): Vùng da khi bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ sản sinh các chất trung gian hóa học kích thích tế bào melanocytes tăng giải phóng melanin. Điều này khiến cho vùng da bị tổn thương trước đây dễ bị sạm da, tối màu một thời gian mặc dù vết thương cũ đã hồi phục.
  • Sử dụng thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc bôi, mỹ phẩm có chứa những hoạt chất không an toàn có thể gây ra tình trạng tăng sắc tố trên da.
  • Thay đổi nội tiết tố: Khi estrogen trong cơ thể bị giảm sẽ không ức chế được MSH (hormone kích thích sản sinh melanin). Lúc này melanin được sản xuất không kiểm soát và hình thành nên nám, tàn nhang, đồi mồi.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ, anh chị em bị tăng sắc tố do thì nguy cơ gặp phải tình trạng này cũng cao hơn. Vì thế, bạn nên chủ động phòng tránh từ sớm.
  • Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu hụt những dưỡng chất cũng là nguyên nhân dấn đến tăng sắc tố da. Nhiều loại vitamin và chất chống oxy hóa có tác dụng ức chế sự hình thành sắc tố melanin, làm chậm quá trình lão hóa, làm đẹp da và giúp da khỏe mạnh để chống lại những tác nhân gây hại.

Nguyên nhân gây giảm sắc tố da

Giảm sắc tố da có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Do rối loạn di truyền (bệnh bạch tạng)
  • Tổn thương sau sau khi bị lang ben, sẹo phỏng
  • Sử dụng mỹ phẩm: Một số loại mỹ phẩm làm trắng, trị nám, tàn nhang có chất hóa chất không an toàn với da Đặc biệt là việc sử dụng các loại mỹ phẩm kem trộn có chứa corticoid sẽ dẫn đến bị giảm sắc tố da

Các hình thức của rối loạn sắc tố trên da

Như thông tin đưa trên thì rối loạn nhiễm sắc tố da có thể là tăng hoặc giảm các sắc tố da. Dưới đây là thông tin cụ thể của một số hình thức cụ thể mà bạn nên tìm hiểu:

Tăng sắc tố da

Tăng sắc tố trên da được biểu hiện qua các bệnh lý như nám da, sạm da, tàn nhang, đồi mồi, tăng sắc tố sau viêm… Sau đây là thông tin:

Nám da

Tình trạng này thường xuất hiện trên khuôn mặt của phụ nữ. Việc sản sinh Melanin quá mức cần thiết khiến da mặt xuất hiện các mảng tối màu. Nám có thể xuất hiện tại hạ bì, trung bì hay thượng bì tùy vào thời gian hay mức độ của bệnh lý. Nám cũng được xếp vào danh sách các bệnh mãn tính, điều trị rất khó

Tàn nhang

Tàn nhang là hiện tượng tăng sắc tố hoàn toàn vô hại nhưng làm mất tính thẩm mỹ. Chúng có thể xuất hiện ở rất nhiều vùng da trên cơ thể. Tàn nhang có thể có các màu như vàng sậm, nâu, đen hoặc đỏ so với các vùng da bình thường xung quanh.

Đồi mồi

Tình trạng này thường xuất hiện trên da của những người trung niên và cao tuổi. Chúng xuất hiện rải rác trên da, có màu đen hoặc nâu và kích thước không đều.

Tăng sắc tố sau viêm

Tăng sắc tố sau viêm là tình trạng sạm ở vùng da đang phục hồi sau tổn thương. Nguyên nhân chính của tình trạng này là mụn trứng cá, các cuộc phẫu thuật hoặc các vết thương do tác động bên ngoài.

Giảm sắc tố da

Tình trạng sụt giảm nhiễm sắc tố trên da có thể gây nên các  bệnh lý như: bạch biến, bạch tạng… Sau đây sẽ là các thông tin chi tiết hơn của các bệnh lý này:

Bạch tạng

Bệnh lý này xảy ra khi cơ thể bị mất Enzym có khả năng sản sinh Melanin. Điều này dẫn đến tóc, da của người bệnh nhạt màu hoặc mất màu. Đây là bệnh hiếm gặp và hiện nay chưa có thuốc điều trị.

Bạch biến

Bạch biến có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể do lượng hắc Melanin bị sụt giảm. Chúng xuất hiện từng mảng, không nguy hiểm và có thể điều trị được.

Bệnh này tuy không gây nguy hiểm nhưng đôi khi có thể liên quan đến các bệnh tuyến giáp. Chính vì vậy, các bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa , nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh lý này.

Kem Trị Nám, Loạn Sắc Tố Da – Madeleine Ritchie Dark Spot Remover

Madeleine Ritchie Dark Spot Remover được điều chế dành cho các làn da gặp phải các vấn đề; thâm, nám, tàn nhang, đồi mồi, nếp nhăn, da cháy nắng, loạn sắc tố, sẹo cũ, da đã và đang trong quá trình lão hóa. Với công thức hoàn toàn đặc biệt từ mận Kakadu Plum, Dâu tằm trắng Morus Alba, Tế bào gốc dưới nano chiết tách từ Hoa Thủy Tiên, Tinh chất Coenzyme Q10, Vitamin B 3& 5…

https://dieuthanh.com/shop/kem-tri-nam-trang-da-madeleine-ritchie-dark-spot-remover/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageChange Image