Kem chống nắng hiện nay có khá nhiều loại như kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học hoặc lai giữa vật lý và hóa học.
Trong phạm vi bài viết này giúp chúng ta phân biệt được sự khác biệt giữa hai loại kem chống nắng vật lý và hóa học cũng như đánh giá ưu và nhược điểm khác biệt.
- Kem chống nắng vật lý là gì? Kem chống nắng hóa học là gì
Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng vô cơ, thường gồm các thành phần titanium dioxide và zinc oxide. Trong đó, Titanium dioxide là thành phần có tác dụng chính, tạo nên một lớp kem màu trắng trên da. Lớp kem này có khả năng phản xạ lại các tia UV, ngăn cản không cho tia UV xuyên đến da làm đen da, sạm da
Kem chống nắng hoá học là loại kem chống nắng hữu cơ với thành phần chính (chủ yếu carbon) như: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…
Kem chống nắng hoạt động như một màng lọc hoá học: Hấp thụ, thẩm thấu tia UV và chuyển hoá chúng thành bước sóng năng lượng thấp hơn, an toàn hơn, không gây tổn hại đến da như tia hồng ngoại.
- Cơ chế tác động
Kem chống nắng vật lý: tạo ra một lớp màng chắn bảo vệ da, giúp ngăn chặn và phản xạ lại tia UV, khiến chúng không để đi xuyên qua da. Kem nằm trên da như một lớp áo bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
Kem chống nắng hóa học: Bảo vệ da bằng cách hấp thụ tia UV, xử lý và phân huỷ chúng trước khi chúng làm hại da.
Kem chống nắng hóa học sử dụng nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần sẽ ngăn được tia UVA hoặc tia UVB. Một kem chống nắng tốt sẽ kết hợp các thành phần ngăn tia UVA với các thành phần ngăn tia UVB tạo thành 1 phức hợp ngăn tia UV ổn định.
- Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Kem chống nắng vật lý:
– Bảo vệ làn da khỏi tia UVA và tia UVB.không cần đợi một khoảng thời như kem chống nắng hóa học.
– Bảo vệ làn da khỏi tia UVA và tia UVB.
– Ít gây kích ứng cho da, phù hợp với các bạn có làn da nhạy cảm hay da dễ bị kích ứng (nóng, đỏ, rát) khi tiếp xúc với ánh nắng do khả năng làm dịu da tốt.
– Tạo thành lớp chống nắng bền vững trong thời gian dài.
Kem chống nắng hóa học
– Mỏng hơn, vì vậy sẽ dễ thoa đều trên da, rất tiện cho việc sử dụng hàng ngày.
– Thấm nhanh vào da hơn, không làm da bị bóng dầu hay “trắng bệch”.
– Không cần phải sử dụng nhiều như Sunblock vì các tia UV sẽ không len lỏi vào giữa các phân tử chống nắng và xâm nhập vào da.
– Công thức dễ dàng để bổ sung các thành phần điều trị hơn, như peptide và enzyme và các thành phần dưỡng da.
– Một số loại kem chống nắng hoá học có thể thay thế kem lót trang điểm.
Nhược điểm
Kem chống nắng vật lý:
– Chất kem dày, đặc nên dễ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông dẫn tới mụn, da đổ dầu gây tối và sạm màu da.
– Kem chống nắng dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi. Do đó, khi phải hoạt động ngoài trời nhiều hoặc phải tiếp xúc với nước, kem chống nắng vật lý sẽ không phù hợp.
– Kem chống nắng vật lý thường tạo một lớp màu trắng trên da, không tiệp màu da. Do đó đây sẽ là nhược điểm đối với các bạn có làn da ngăm.
– Kem chống nắng vật lý cũng khó tiệp màu với lớp nền trang điểm.
Kem chống nắng hóa học
– Độ SPF càng cao (50 trở lên) sẽ càng dễ bị kích ứng đối với da nhạy cảm.
– Phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da trước khi ra nắng.
– Do không bền vững dưới nắng, sau 2 tiếng nên bôi lại.
– Dễ bị kích ứng và ngứa (đặc biệt với những người có làn da khô ráp thiếu ẩm) do nhiều thành phần kết hợp để đạt được sự bảo vệ UVA và UVB phổ rộng.
– Dễ có khả năng bị mần đỏ với làn da bị Rosacea (đỏ ở vùng mũi, cằm, má, trán).
– Có thể lên nhiều mụn hơn với loại da dầu.
– Dễ gây ra sự gia tăng các đốm màu nâu có sẵn và đổi màu do nhiệt độ da ở bên trong cao hơn (Sunscreen hoạt động bằng cách thay đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt từ da).
4. Các lưu ý giúp sử dụng kem chống nắng hiệu quả
– Kem chống nắng vật lý
– Dùng kem chống nắng mỗi ngày, kể cả khi làm việc trong văn phòng, khi trời râm mát, trời mưa vì tia UV vẫn có thể chiếu xuyên qua mây, cửa kính, vải quần áo.
– Thoa kem chống nắng ở cổ vì vùng này da mỏng, rất dễ bị tổn thương dưới tác động của tia UV.
– Dùng kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp với điều kiện môi trường.
– Kem chống nắng là bước cuối trong quy trình skin care, sau lớp dưỡng ẩm và trước lớp trang điểm. Sau khi thoa xong lớp dưỡng ẩm, nên đợi khoảng 10-15 phút rồi mới thoa lớp kem chống trắng tránh các thành phần khác ảnh hưởng tới tác dụng của kem chống nắng.
– Nếu phải hoạt động ngoài trời trong thời gian dài, da đổ nhiều mồ hôi hoặc có tiếp xúc với nước có thể lựa chọn kem chống nắng hóa học có khả năng kháng nước và nên thoa lại kem chống nắng sau khoảng 3 tiếng.
– Ngay sau khi thoa kem chống nắng vật lý, bạn có thể ra ngoài ngay, không cần phải đợi như kem chống nắng hóa học.
Kem chống nắng hóa học
Bôi sản phẩm kem chống nắng lên mặt, cổ, ngực, mu bàn tay và đợi 20 phút để kem có tác dụng.
BT sưu tầm và tổng hợp